Dọn dẹp nội dung cũ trên website: Cập nhật hay xoá bỏ?

5/5 - (3 bình chọn)

Dọn dẹp nội dung cũ trên website: Cập nhật hay xoá bỏ?

Website của bạn, theo thời gian, sẽ có những nội dung cũ kỹ và không còn phù hợp. Việc cập nhật và làm mới nội dung là một việc dọn dẹp nội dung cần thiết trong quy trình chăm sóc website. Vậy làm thế nào để biết nội dung nào nên cập nhật, nội dung nào nên xoá bỏ?

Bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm thấy giải pháp phù hợp nhất đối với dọn dẹp nội dung cũ trên website của mình.

don-dep-noi-dung-cu-tren-website-cap-nhat-hay-xoa-bo
Dọn dẹp nội dung cũ trên website: Cập nhật hay xoá bỏ?

 


Hô biến nội dung cũ thành tài dung mới mẻ, giá trị

Hãy tiếp tục với một ví dụ: Trên blog của Yoast, chúng tôi có một bài viết mô tả thẻ meta description cần được cập nhật thường xuyên nhằm đảm bảo sự chuẩn xác và phù hợp. Lý do là Google liên tục thay đổi cách thức sử dụng thẻ meta description, khi thì giới hạn chiều dài nhiều hơn, khi thì trở về chiều dài cũ.

Mặc dù lời khuyên có thể thay đổi theo thời gian, bài viết của chúng tôi vẫn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích đối với các tác giả và biên tập đối với việc viết thẻ meta description. Đây là ví dụ tiêu biểu về nội dung cột trụ (cornerstone content) – những nội dung vẫn có giá trị nhưng cần được cập nhật liên tục nhằm theo kịp những xu hướng mới nhất.

Bằng cách cập nhật và làm mới, bạn có thể nhanh chóng biến những bài viết cũ thành tài dung mới mẻ có giá trị – giống với việc “thay áo mới cho rượu cũ”. Bạn có thể gộp ba bài viết cũ về chung một nội dung trong một bài viết mới, chỉ đơn thuần là kết hợp những kiến thức cũ với nội dung cập nhật khi dọn dẹp nội dung

don-dep-noi-dung-cu-tren-website-cap-nhat-hay-xoa-bo
Dọn dẹp nội dung cũ trên website: Cập nhật hay xoá bỏ?

Xoá bỏ những nội dung không còn phù hợp

Chắc chắn trên website của bạn sẽ có một vài bài viết hoặc trang không còn cần thiết nữa. Ví dụ như bài viết giới thiệu một mặt hàng đã dừng bán rất lâu, hay là thông báo cho một hoạt động đã diễn ra từ rất lâu trước đấy. Ngoài ra, website của bạn cũng có thể bao gồm những trang có ít hoặc không có nội dung – còn được gọi là “thin content”.

Những nội dung cũ sẽ không bao giờ đem lại giá trị trên website của bạn, kể cả ở hiện tại và mai sau. Trong tình huống này, bạn cần đề nghị Google xoá vĩnh viễn bài viết hoặc trang liên quan trong kết quả tìm kiếm, hoặc thay đổi URL vì một lý do cụ thể.

Lưu ý việc “xoá bỏ” ở đây không phải đơn thuần là click vào “xoá” và bỏ đi. Nếu bạn làm vậy, nội dung sẽ còn có thể hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google suốt nhiều tuần sau thời điểm bị xoá. URL của trang cũng có thể mang giá trị link cố định, vì vậy sẽ rất đáng tiếc nếu bạn bỏ qua việc này.

Vậy, bạn nên làm gì? Dưới đây là hai giải pháp:

Chuyển hướng 301 sang một trang liên quan

Nếu một URL vẫn có giá trị (chẳng hạn: có nhiều link tốt trỏ về trang cũ), bạn hãy sử dụng giá trị này bằng cách chuyển hướng URL sang một trang liên quan. Chuyển hướng 301 sẽ thông báo cho các công cụ tìm kiếm và người dùng nếu có một phiên bản nội dung cũ hơn hoặc mới xuất hiện tại một nơi cụ thể trên website của bạn. Chuyển hướng 301 sẽ không đưa người dùng và Google sang trang mới hơn.

Ví dụ, bạn có một bài viết cũ về một giống chó nhất định và cần xoá nó. Bước tiếp theo sẽ là chuyển hướng bài viết cũ sang một bài viết mới dành cho chính giống chó đó. Nếu bạn không có bài viết tương tự, vui lòng tìm bài viết mô tả giống chó mới nhất có thể. Trong một vài tình huống nhất định, bạn có thể chuyển hướng sang một chuyên mục liên quan, tuy nhiên nó không hẳn là cách làm thông thường. Tuyệt đối không chuyển hướng sang trang chủ, bởi nó là một điều tối kỵ đối với SEO.

Tạo chuyển hướng 301 (tương tự như trong WordPress) không khó, tuy nhiên với Yoast SEO Premium, mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn nữa.

don-dep-noi-dung-cu-tren-website-cap-nhat-hay-xoa-bo
Dọn dẹp nội dung cũ trên website: Cập nhật hay xoá bỏ?

Thông báo cho công cụ tìm kiếm khi nội dung đã bị xoá hoàn toàn

Nếu không có trang liên quan nào trên website của bạn được chuyển hướng trở lại, bạn hãy thông báo rằng Google xoá nội dung bài viết cũ hoàn toàn bằng cách gởi trạng thái “410 Deleted”. Mã trạng thái này sẽ cho phép Google và người dùng thấy rằng nội dung không chỉ đơn thuần là biến mất, mà bạn đã xoá nội dung do một nguyên nhân khác.

Khi Google không nhận ra một bài viết, trang web thông thường sẽ đưa trở lại trạng thái “404 Not Found” trên bot của công cụ tìm kiếm. Bạn cũng sẽ gặp sự cố với lỗi 404 trong Google Search Console trên trang đó. Cuối cùng, Google sẽ phát hiện thấy và URL sẽ từ từ biến mất trên các trang kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, điều này mất quá nhiều thời gian khi dọn dẹp nội dung

Trạng thái 410 sức mạnh khác ở chỗ nó cho phép Google thấy rằng trang đã biến mất mãi mãi và sẽ không bao giờ xuất hiện trở lại. Bạn đã xoá trang một cách có chủ ý. Google sẽ phản hồi sớm hơn với trạng thái 410 so với 404.

Dọn dẹp nội dung cũ:

Dọn dẹp nội dung cũ cũng là một bước thuộc quy trình duy trì nội dung của bạn để đảm bảo rằng website vẫn vận hành tốt. Nếu bạn không hay xem xét lại các bài viết cũ, bạn sẽ mắc lại những sai lầm về sau này. Bạn có thể cung cấp nội dung không đúng cho người đọc hoặc làm mất uy tín của bản thân mình nếu có quá nhiều trang về chung một nội dung, làm gia tăng nguy cơ gây ra tình trạng “keyword cannibalization” – điều này sẽ vô cùng khó khăn để khắc phục sau này khi dọn dẹp nội dung

don-dep-noi-dung-cu-tren-website-cap-nhat-hay-xoa-bo
Dọn dẹp nội dung cũ trên website: Cập nhật hay xoá bỏ?

Bắt đầu dọn dẹp nội dung với nội dung mồ côi trong Yoast SEO Premium

Một sự bắt đầu hoàn hảo là với nội dung mồ côi – những trang hoặc bài viết không có bất cứ link nội bộ nào dẫn về website. Đa số các website thường có nội dung mồ côi, và điều này thực sự quá đáng sợ khi cả người sử dụng lẫn Google sẽ không thể nhìn ra được nội dung này. Điều đó có nghĩa là bạn có thể đang bỏ lỡ cơ hội thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm nếu có thêm lượng truy cập.

Để giúp bạn dọn dẹp nội dung cũ, Google đã đưa ra một quy trình SEO giúp loại bỏ những trang và bài viết không có liên kết, đồng thời giúp bạn thực hành bốn thao tác cơ bản nhằm khắc phục vấn đề. Các quy trình sẽ giúp bạn xác định xem bạn sẽ cập nhật hay xoá bỏ một trang cụ thể: “yêu” hay là “bỏ”.

Nếu bạn muốn cập nhật, quy trình này cũng sẽ đề xuất những trang hoặc bài viết để bạn có thể tham chiếu với nội dung đã cập nhật này. Điều này giúp bạn vừa khắc phục nội dung mồ côi, đồng thời cập nhật nội dung cùng một thời điểm!

Bạn sẽ cần Yoast SEO Premium để thực hiện quy trình này. Bạn cũng có thể sử dụng quy trình SEO liên kết nội bộ khác của chúng tôi để giúp bạn thăng hạng cao hơn với nội dung hay nhất của mình, cũng có sẵn trong plugin Premium khi dọn dẹp nội dung

Lời kết

Nếu bạn không chắc chắn rằng mình có đang quản trị nội dung website thực sự hiệu quả hay không, Google cũng có bài đánh giá sự tương thích SEO nội dung, giúp bạn kiểm tra xem nội dung của mình có cần cải tiến gì để tương thích với SEO hay không. Hãy chia sẻ và xem phản hồi của bạn nhé. Chúc bạn dọn dẹp nội dung thành công

Xem thêm: 3 mẹo seo cho các tổ chức phi lợi nhuận mà các chuyên gia giấu kín

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

An Nhiên
An Nhiên
Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.