Mới đầu, Google Tag Manager có lẽ là một công cụ khó hiểu và khó dùng với mình, và đại đa số những người chưa từng tiếp xúc qua với nó (điều này hiển nhiên là vậy!). Tuy nhiên, sau khi tiếp xúc và sử dụng công cụ này, mình thấy nó thực sự tuyệt vời, tiện dụng và đầy hữu ích đối với những người Quản trị Website hay dân Marketers.
1. Vậy Google Tag Manager là gì?
Theo như cách giải thích “khó hiểu” của Google thì là như thế này:
- các thẻ trên trang web của mình (chẳng hạn như thẻ theo dõi và thẻ tối ưu hóa tiếp thị). Bạn có thể thêm và cập nhật AdWords, Google Analytics, Floodlight và thẻ không phải của Google từ giao diện người dùng Trình quản lý thẻ của Google thay vì chỉnh sửa mã trang web. Điều này sẽ giảm lỗi, giúp bạn không phải tham gia vào quản trị viên web và cho phép bạn nhanh chóng triển khai các thẻ trên trang web của mình. Đọc Trình quản lý thẻ của Google dành cho web bên dưới.
- giá trị cấu hình và gắn cờ của các ứng dụng trên thiết bị di động mà bạn đã tạo. Thay vì tạo lại và triển khai các tệp nhị phân mới, bạn có thể sử dụng giao diện Trình quản lý thẻ của Google để thay đổi giá trị cấu hình (ví dụ: thời gian chờ, vị trí quảng cáo, chơi trò chơi động) và bật các tính năng đã bật cờ trong ứng dụng trên thiết bị di động của bạn.
Cách định nghĩa trên là đầy đủ, nhưng vì đầy đủ nên nó thành ra phức tạp và khó hiểu. Chúng ta chỉ cần định nghĩa một cách đơn giản và dễ hiểu nhất có thể để có thể ứng dụng cho công việc.
Thường thì chúng ta phải đặt vào mã nguồn một Website (hoặc một ứng dụng Mobile) quá nhiều các đoạn code:
- Để Tracking Data, Traffic (Google Analytics, Histats,…)
- Để thực hiện Remarketing (Google AdWord, Facebook)
- Để tracking hỗ trợ triển khai A/B Testing, Check Converstation (ClickTale, Optimizely, MajeticSEO…)…
- …
Việc đặt quá nhiều đoạn code như vậy lên Website có thể sẽ khiến bạn bị nhầm lẫn từ khâu thao tác đến khâu quản lý, chưa kể đến Website sẽ phải load nhiều đoạn code (file .js) và dễ dẫn đến tình trạng website load lâu hơn.