Google Knowledge Graphs: Bí mật ẩn sau mỗi lần click chuột

Rate this post

Google Knowledge Graphs: Bí mật ẩn sau mỗi lần click chuột

Bạn đã từng tìm kiếm tên một công ty hay một bộ phim mới chiếu rạp trên Google và ngạc nhiên vì khối lượng thông tin khổng lồ hiển thị ra bên tay phải (hoặc đôi lúc là trên đỉnh) màn hình? Đó đích thị là “phép màu” của Google Knowledge Graph! Khối thông tin trên, thường được gọi là Knowledge Graph Card hoặc Panel, bao gồm những dữ liệu quan trọng, thích hợp với ngữ cảnh tìm kiếm của bạn, chúng sẽ được cung cấp từ Google Knowledge Graphs.

Nếu bạn tìm kiếm một công ty SEO, Google Knowledge Graphs sẽ hiển thị một profile gần như đầy đủ, đặc biệt là nếu công ty ấy đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ SEO của mình.

Tìm kiếm một bộ phim mới phát hành, bạn sẽ thấy poster, review và tất nhiên là giờ chiếu ở các rạp chiếu phim xung quanh bạn. Như bạn thấy, Google Knowledge Graphs là một ứng dụng rất độc đáo và lý thú. Vậy làm thế nào để thông tin của bạn cũng có mặt trên Google Knowledge Graph?

google-knowledge-graphs-bi-mat-an-sau-moi-lan-click-chuot
Google Knowledge Graphs: Bí mật ẩn sau mỗi lần click chuột


Mấu chốt là ở khả năng chia sẻ thông tin

Mục tiêu cuối cùng của Google là cung cấp cho người tìm kiếm câu trả lời phù hợp đối với từng câu hỏi. Để làm được mục tiêu trên, Google không chỉ đơn thuần là trình bày kết quả khớp nhất với truy vấn tìm kiếm, đồng thời mở thêm những liên kết rộng lớn hơn cho các dữ liệu.

Google thu thập và xử lý lượng dữ liệu lớn bao gồm thời gian, địa điểm, sự vật và sự kiện, từ đó xây dựng các cách thức giúp trình bày những thông tin trên một cách dễ hiểu. Đó là tại sao bạn hay thấy những kết quả đa dạng từ đoạn trích nổi trội, biểu đồ hình ảnh hoặc Knowledge Panel mà chúng ta đã nói ở đầu bài viết.

Knowledge Graph và Knowledge Panel: Hai mà một

Đây là điều thường bị nhầm lẫn: nhiều bạn thường lẫn lộn giữa Google Knowledge Graph và panel hiển thị nằm phía bên tay phải màn hình. Thực tế, Google Knowledge Graphs là “bộ não” cung cấp thông tin cho panel, nên có thể gọi đúng là Knowledge Graph Card hoặc Panel.

Knowledge Panel chỉ là kết quả đơn giản nhất của những việc Google Knowledge Graph thực hiện. Khi có đầy đủ dữ liệu cho một vấn đề, panel sẽ ngập tràn các thông tin, hình ảnh cần tìm kiếm tương ứng.

Hãy thử tìm kiếm Albert Einstein và xem panel của ông ấy. Bạn sẽ thấy lượng thông tin vô tận do Albert Einstein cung cấp.

google-knowledge-graphs-bi-mat-an-sau-moi-lan-click-chuot
Google Knowledge Graphs: Bí mật ẩn sau mỗi lần click chuột

Cấu tạo của Google Knowledge Graphs

Khi Google giới thiệu Google Knowledge Graphs vào năm 2012, họ đã thực hiện một video hướng dẫn tuyệt vời. Video đã mô tả rất dễ hiểu cách thức vận hành của Google Knowledge Graph cùng cách thức nó tác động lên kết quả bạn có được khi tìm kiếm một từ khoá nhất định. Video này thậm chí vẫn có ý nghĩa cho đến bây giờ, hãy xem ngay!

Kết quả tìm kiếm: Không ngừng thử nghiệm

Trong vài năm gần đây, nội dung được trình bày bằng Google Knowledge Graph đã trở nên thú vị hơn rất nhiều. Google không ngừng thử nghiệm với Google Knowledge Graph, những nội dung được hiển thị và cách thức trình bày. Ban đầu, Google Knowledge Graph chủ yếu hiển thị thông tin tĩnh bao gồm hình ảnh, tài khoản mạng xã hội và thông tin tổng quan về tìm kiếm.

Ngày nay, tiềm năng của tìm kiếm đang không ngừng phát triển. Bạn có thể mua vé xem phim ngay khi tìm kiếm tựa phim, hoặc đoán đúng địa điểm đông khách nhất khi tìm kiếm một nhà hàng địa phương. Trên ứng dụng máy tính để bàn, kết quả thậm chí còn đa dạng hơn!

Hãy thử xem một số ví dụ cho những điều Google Knowledge Graphs có thể làm được:

  • Thông tin calo: Tìm kiếm một món thức ăn và bạn sẽ thấy ngay lượng calo, chất béo, protein và carbohydrate của thực phẩm.
  • Công thức nấu nướng: Tìm kiếm một công thức nấu ăn và bạn sẽ thấy tất cả các công thức nấu nướng kèm với hình ảnh minh hoạ hấp dẫn.
  • Sự kiện: Tìm kiếm một sự kiện đang diễn ra và bạn sẽ thấy thời gian, địa điểm, giá vé và thậm chí là đường link đặt mua vé.

Bước chân vào thế giới Google Knowledge Graph: Bí mật trên website của bạn

google-knowledge-graphs-bi-mat-an-sau-moi-lan-click-chuot
Google Knowledge Graphs: Bí mật ẩn sau mỗi lần click chuột

Vậy làm như thế nào để gửi thông tin của bạn (hoặc công ty của bạn) trên Google Knowledge Graphs?

Bước 1: Trở thành chuyên gia trong ngành của bạn

Hãy tìm kiếm những gì mọi người đang tìm kiếm bằng cách nghiên cứu từ khoá, tạo nội dung chất lượng cao và bảo đảm trang web của bạn được tối ưu toàn bộ và tương thích với thiết bị di động.

Bước 2: Sử dụng dữ liệu có cấu trúc

Đánh dấu các thành phần chính trên trang web của bạn với dữ liệu có cấu trúc (structured data) nhằm hỗ trợ Google nhanh chóng đọc nội dung của bạn. Dữ liệu có cấu trúc dưới định dạng Schema.org đang dần trở nên phổ biến!

Bước 3: Đăng ký với Google

Đăng ký trang web của bạn với Google Search Console và My Business.

Bước 4: Xác minh chủ sở hữu Knowledge Panel (nếu có)

Nếu bạn là người nổi tiếng hoặc chủ sở hữu một doanh nghiệp lớn, bạn có thể xác minh chủ sở hữu Knowledge Panel của mình. Sau quá trình xác thực, bạn có thể sửa đổi nội dung của panel theo một mức độ nhất định.

Yoast SEO: Trợ giúp hữu ích cho Google Knowledge Graphs

Bạn cần hỗ trợ để đăng thông tin của mình trên Google Knowledge Graphs? Đừng lo ngại, Yoast SEO sẽ hỗ trợ bạn! Plugin Yoast SEO trên WordPress và ứng dụng Yoast SEO trên Shopify sẽ tạo ra một bản đồ Schema đầy đủ trên trang web của bạn, dễ dàng cho các bộ máy tìm kiếm sử dụng.

Chỉ cần sử dụng Yoast SEO (tích hợp với Local SEO trong WordPress nếu cần) và nhập tất cả thông tin trên trang web, bạn đã có thể sử dụng dữ liệu mà Google cần để lấp đầy Google Knowledge Graph. Sau đó, bạn có thể sử dụng các chiến lược SEO khác và dữ liệu có cấu trúc nhằm bổ sung những phần bị thiếu. Tuy nhiên, hãy ghi nhớ rằng Google mới là người xác định từng phần được bổ sung vào Google Knowledge Graph.

google-knowledge-graphs-bi-mat-an-sau-moi-lan-click-chuot
Google Knowledge Graphs: Bí mật ẩn sau mỗi lần click chuột

Kết luận

Google Knowledge Graphs là một phần thiết yếu của trải nghiệm tìm kiếm trên Google. Nó cung cấp động lực thúc đẩy nhiều phương pháp mới giúp trình bày dữ liệu lên kết quả tìm kiếm. Việc đăng thông tin của bạn trên Google Knowledge Graph là rất cần thiết, đặc biệt nếu bạn có một công ty.

Hãy chắc chắn rằng thông tin cơ bản về công ty của bạn là đúng, đăng ký Google My Business và làm mọi điều có thể. Nhiều phần dữ liệu của Google Knowledge Graphs được làm từ loại dữ liệu có cấu trúc, ví dụ như nhận xét, thông tin cá nhân, sự kiện, vì vậy hãy bảo vệ dữ liệu của bạn theo mọi cách thức có thể.

Xen thêm: Google “kéo dài” đoạn trích kết quả tìm kiếm: Ảnh hưởng đối với website của bạn là gì?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.