Google Panda và những trang web kém chất lượng: Cách thoát khỏi “lưới trời”
Bạn có biết rằng, nhiều website đang âm thầm trở thành “nạn nhân” của thuật toán Google Panda? Thậm chí, bản thân website của bạn cũng có thể đang đứng trước nguy cơ bị “Panda” tấn công nếu chứa rất nhiều trang web kém chất lượng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ thêm về Google Panda cùng những “bí kíp” giúp thoát được “lưới trời” của nó.
Vậy Google Panda là gì? Nó là một thuật toán được Google lập ra nhằm “thanh lọc” kết quả Google, giúp người dùng có được những lựa chọn tối ưu nhất. Nói cách khác, Panda sẽ “trừng phạt” những website chứa nhiều nội dung nghèo nàn, kém chất lượng, chỉ ưu ái những website cung cấp nội dung chất lượng và giao diện người dùng mượt mà.
Thông thường, Google Panda sẽ “sờ gáy” website của bạn nếu như tỷ lệ trang web kém chất lượng so với tổng thể trang web là rất cao. Để thoát khỏi trường hợp trên, bạn cần “cải tạo” những trang web kém chất lượng ngay lập tức.
Có hai cách giúp “hô biến” những trang web kém chất lượng:
Nâng cấp nội dung và chất lượng: Cần cung cấp đầy đủ những nội dung chất lượng, được trình bày thật đẹp mắt và thu hút. Bên cạnh đó, cần tạo giao diện website phù hợp với người dùng và không chứa quá nhiều quảng cáo gây phiền nhiễu.
Loại bỏ sự ngăn chặn truy cập của công cụ Google: “Tuyệt chiêu” trên còn được gọi là “chế độ ăn kiêng Panda”.
Bằng cách sử dụng hai phương pháp trên, bạn có thể cải thiện được tỷ lệ trang web kém chất lượng trên website và “thoát khỏi” vòng “săm soi” của Google Panda.
“Truy tìm” những trang web kém chất lượng
Dù bạn lựa chọn cách “nâng cấp” hay là “loại bỏ”, bước đầu tiên cần thực hiện là xác định những trang web kém chất lượng. “Manh mối” để xác định được “kẻ tội đồ” chính là lưu lượng truy cập thấp và tỷ lệ thoát trang cao. Nói cách khác, chúng là những trang web không được đánh giá cao hoặc không giúp ích nhiều cho hiệu quả chung của website, khiến người dùng “rời đi” rất nhanh chóng.
Một số công cụ có thể hỗ trợ bạn “truy tìm” những trang web kém chất lượng, chẳng hạn như Screaming Frog. Công cụ sẽ giúp bạn liên kết với số liệu Google Analytics của website, từ đó “quét” tổng thể website và phân loại từng trang theo tỷ lệ thoát. Screaming Frog cũng cung cấp bộ lọc giúp phát hiện những trang có tỷ lệ thoát trên 70% (rất cao!) và những trang không có số liệu Google Analytics hoặc không có ai truy cập.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng, tỷ lệ thoát cao không phải bao giờ cũng là “dấu hiệu xấu”. Ví dụ, trên trang web cung cấp dịch vụ, tỷ lệ thoát cao có thể tương đương với việc người dùng đã tìm ra câu trả lời về thắc mắc của họ và không cần làm thêm bất cứ thao tác nào khác. Do đó, cần kiểm tra cẩn thận các trang web được xác định bởi các phương pháp trên nhằm xác định chất lượng thực tế của dịch vụ.
Cải thiện hay là loại bỏ?
Sau khi đã xác định được những “trang web cần cải thiện”, bạn cần xác định sẽ “nâng cấp” hay là “loại bỏ” chúng. Thông thường, bạn sẽ sử dụng cả hai phương pháp. Những trang web nhắm đến các từ khoá hữu ích cho công ty của bạn cũng nên được “nâng cấp”. Còn nếu trang web nhắm đến các từ khoá không quan trọng hoặc không nhắm đến bất cứ từ khoá nào, cũng nên “loại bỏ” chúng. Bạn có thể tìm cách ngăn Google lập chỉ mục những trang web này, tuy nhiên “tuyệt chiêu” tốt nhất vẫn là loại bỏ chúng.
Xem thêm: Lưu trữ bài viết theo chủ đề thay vì theo ngày tháng: Thủ thuật SEO trên Blog của bạn!